Một trong 3 yếu tố quyết định đến lượng ảnh chính là độ nhạy sáng của cảm biến hoặc phim có bên trong máy ảnh. Chung ta đã biết hình ảnh được ghi trên phim, cần có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi các giá tri nhất định để khi đem tráng phim và rửa sẽ ạo nên độ sáng tối và màu sắc của hình. Đơn vị đo lường độ nhạy sáng của máy ảnh được gọi là độ nhạy sáng ISO.
Độ nhạy sáng ISO là gì?
Độ nhạy sáng ISO của phim hay cảm biến trên các máy ảnh kỹ thuật số xuất phát từ những tiêu chuẩn được thông qua do Cơ Quan Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế. Hình thành bởi đại điện tổ chức tiêu chuẩn hóa của quốc giá. Mục đích là tạo ra những phương pháp tiêu chuẩn hóa phổ thông dành cho một số sản phẩm và công nghiệp. Độ nhạy phim hoặc cảm biến là một trong số tiêu chuẩn được Cơ quan này phát triển.
Để một nhà máy sản xuất tính toán chuẩn xác các thiết bị trên máy ảnh với từng chỉ số ISO. Thì phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuản ISO tương đương với tín hiệu gây nhiễu và đo lường độ sáng. Trên lý thuyết, chỉ số ISO trên máy ảnh kỹ thuật số phải có cùng độ nhạy ISO 100 trên bất kỳ máy ảnh kỹ thuật khác.
Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO, ISO càng cao độ nhạy sáng càng cao. Các trị số ISO thông dụng là ISO 100, 200, 400, 800,1600, 3200, 6400 …. 102.400 hoặc có thể lên đến 1 triệu điểm trên máy Nikon D5. Mức ISO 100 là mức ISO tối thiểu nhất mà bất kỳ máy ảnh nào trên thị trường đều có thể đạt được, mặc dù vẫn có một số máy có thể cài đặt thấp hơn ở chế độ mở rộng ( ISO 80, 64, 50 )
Tác động của ISO đến ảnh
Nhắc đến ISO chúng ta sẽ nghĩ ngay đến độ nhạy ánh sáng của tấm phim trong máy ảnh sử dụng phim hoặc cảm biến. Với độ nhạy ISO nào đó, chúng ta có thể tính toan một lượng sáng nào và trong thời gian bao lâu để có một bức ảnh thích hợp. Bằng việc tùy chỉnh chỉ số khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập.
Như thế, ISO sẽ thay đổi linh hoạt cho việc chụp một bức ảnh trong điều kiện ánh sáng khác nhau. Trong điều kiện ánh sáng yếu, việc tăng ISO là sự lựa chọn thích hợp. Nhưng ISO càng cao kèm theo nguy cơ nhiễu hạt cao. Vì thế, tăng ISO thì dễ nhưng ở giá trị nào để giữ cho các chi tiết ảnh được mìn thì mới là khó. Đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng tính toàn hợp lý. Kinh nghiệm ở đây là thấp nhất có thể. Để hiểu rõ hơn:
Ánh sáng:
- Ánh sáng là yếu tố quan tâm hàng đầu đến việc chụp ảnh. Mọi người luôn bị ràng buộc với ánh sáng mà mình có được từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Có thể kết hợp linh hoạt giữa độ nhạy ISO, tốc đọ và khẩu đổ theo nhiều cách để cho ra một cách thức chụp ảnh phù hợp.
Việc thay đổi ISO trong một bối cảnh ánh sáng sẽ tác động đến khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Tùy vào nguồn sáng bên ngoài mà người ta cân nhắc đến hạn mức ISO phù hợp. Điển hình cho việc ánh sáng ngoài trời thì dùng ISO thấp, trong nhà vào đêm thiếu sáng dùng dải ISO cao. Lúc này, bạn chỉ việc xác định khẩu độ và tốc độ.
Độ nhiễu hạt:
- ISO càng cao, độ nhạy sáng càng cao, độ nhiễu hạt càng nhiều
- ISO càng thấp, độ nhạy sáng càng thấp, ảnh càng mịn và mượt
Link phần 2:https://mayanhnhatlinh.com/?p=3450&preview=true