Ngoài vic kiểm tra kĩ lưởng ngoại hình bên ngoài, bạn cần chú ý đặc biệt đến những chi tiết quan trọng như số lần chụp, cảm biến, ống kính,màn hình,… Trước khi quyết định có nên tậu mốt chiếc DSLR cũ hay không. Bằng kinh nghiệm thực tế, mình xin phép được chia sẽ kinh nghiệm mua máy ảnh thông qua bài viết sau đây.
Kiểm tra số lần chụp
Hầu hết các dòng máy trên thị trường đều có giới hạn số lần chụp hay còn đ ược gọi là tuổi thọ của màn trập. Đây là yếu tốt đầu tiên cần phải quan tâm. Hiện nay, vẫn chưa có một con số cụ thể nào để nói về tuổi thọ chính xác của màn trập trên một chiếc DSLR. Tuy nhiên, bận vẫn có thể tìm kiếm trên mạng số lần đóng/mở màn trập của một Model bất kì đã được kiểm tra ổn định.
Với những mẫu DSLR phổ thông, tuổi thọ tối đã có thể vào khoảng 50.000 lần. Nhưng, vẫn có một số Model khác hoạt động ổn định ngay cả khi vượt quá tuổi thọ. Nhìn chung, những máy DSLR từ trung cấp đến chuyên nghiệp, tuổi thọ của chúng từ 100.000 đến 300.000 lần đóng/mở.
Xét ở phương diện ngượời mua hàng như mình đã có kinh nghiệm mua máy ảnh nên chọn máy có số lần trập từ 10.000 đến 20.000 là hợp lý nhất. Khi đã nắm rõ được tuổi thỏ hiện tại của sản phẩm bạn dự định mua, tiếp theo bạn hay chụp thử một bức ảnh ở nhiều tốc độ khác nhau. Bất kì tiếng động lạ nào phát ra trong quá trình chụp ảnh đều là dấu hiệu không tốt, bạn cần phải lưu ý điều này.
Kiểm tra bộ cảm biến
Bộ cảm biến hay còn gọi là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy ảnh. Cách tốt nhất để bạn kiểm tra bộ cảm biến của một chiếc DSLR là chụp một bức ảnh nền hoàn toàn màu trắng ở khẩu độ nhỏ nhất của ống kinh và ở độ sáng thích hợp. Sau đó, hãy phóng lớn ảnh đến độ phân giải tối đa trên máy tính để kiểm tra. Nếu ảnh bị mờ, nhòe thâm chí là vỡ ảnh thì có nghĩa khả năng cảm biến máy bị bám bụi hoặc trầy xước, cần phải thay thế.
Hoắc các bạn cũng có thể sử dụng tính năng khóa gương lật từ giao diện menu để quan sát bằng mắt thường bề mặt Sensor. Nếu bề mặt kính dính bụi thì không có gì đáng lo ngại. Chúng ta có thể nhờ chính người bán ở cửa hàng vệ sinh máy. Tuy nhiên không chọn máy có dấu hiệu trầy xước trên bộ cảm biến.
Kiểm tra ống kính
Trước tiên bạn phải thật kĩ càng trước và sau ống kính đảm bảo không có vết trầy xước nào. Đối với các ông kính có vòng chỉnh độ thủ công, các bạn nên xoay đi xoay lại nhiều lần. Để chắc chắn mọi thứ trơn tru và các lá khẩu trên ống kính phải khép thật đều.
Để kiểm tra ống kính có bị mốc hay không, bạn hãy quan sát từ phía sau ống kính dưới ánh đèn. Trong khi dùng tay kia che đi phần phái trước của ống kính. Nếu phần viền và kính trong suốt và có bóng do ngón tay tạo ra đều là được
Màn hình LCD
Màn hình cũng thiết bị khá quan trọng của chiếc máy ảnh DSLR, với một chiếc màn hình tốt sẽ cho phép hiển thị và các thao tác trên màn hinh một cách hiệu quả. Đầu tiên, quan sát phần bao quanh màn hình có bị nứt, nẻ hay không. Tiếp theo, xem điểm chết màn hình bằng cách hiển thị duy nhất một màu đen và trắng trên màn hình.
Ngoài ra cũng phải chú ý đến độ đồng nhất và khả năng hiển thị chính xác màu trên màn LCD bằng mắt thường.
Các phụ kiện đi kèm
Một phần không thể thiếu khi các bạn lựa chọn mua máy ảnh đã qua sử dụng là bạn phải hỏi người bán các phụ kiện đi kèm hay không. Với ống kính, kiểm tra đầy đủ nắp che trước và sau, kinh lọc filter bán kèm.
Thân máy, quan sát thật kĩ những phụ kiện pin, bộ sác, cáp kết nối máy tính và dây đeo. Ngoài ra, các bạn cũng nên quan tâm đến chế độ bảo hành của máy. Có thể những máy đã qua sử dụng còn thời hạn bảo hành dài. Riêng với những dòng máy DSLR đời cũ, tùy từng nơi bán sẽ cho phép thời gian bảo hành khác nhau