Nếu bạn có điều kiện thoải mái để đập hôp hay bóc tem một chiếc máy ảnh mới thì đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên đối với một số đông các bạn không có nhu cầu đó, thì việc suy nghĩ về một chiếc máy ảnh cũ đã qua sử dụng chắc hẳn là điều mà nhiều người chúng ta nghĩ tới. Bài viết này mình sẽ chia sẽ cho các bạn kinh nghiệm mua máy ảnh từng bước chọn một. Dĩ nhiên, trong đầu bạn đã quyết định chọn mua chiếc máy nào rồi, giờ thì cùng mình tham khảo thông tin dưới đây nhé.
Quy trình thực hiện
1. Tìm kiếm thông tin (giá, nơi bán, người bán )
Thông qua các công cụ tìm kiếm trên Google, Facebook có rất nhiều nhóm rao cặt mua bán theo từng chủ đề riêng biệt. Đơn giản các bạn chỉ cần vào khung tìm kiếm: Gõ tên sản phẩm cần mua, nhấn Enter là sẽ ra hàng loạt kết quả. Việc tiếp cận giữa người mua và người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trên các trang mang Facebook dù không chọn được máy cần mua nhưng cũng đem lại rất nhiều thông tin tham khảo bổ ích. Với mỗi bài đăng của họ sẽ cung cấp đầy đủ tên máy, thông số kỹ thuật,… Ngoài ra các bạn có thể tìm kiếm trực tiếp trên Google, trang mạng lớn nhất hiện nay. Với đầy đủ mọi hình thức tìm kiếm, thông tin cập nhật liên tục để có kết quả dẫn đến các trang web cần thiết. Hoặc các trang diễ đàn giao dịch mua bán, trao đổi máy ảnh
2. Sàng lọc thông tin
2.1 Sản phẩm
Bạn sẽ tìm được rất nhiều trang tin rao bán máy tùy vào mỗi vào mức độ Feedback của khách hàng khác nhau phản ánh độ tin cậy của từng người. Thông qua tin rao bạn sẽ biết được tình trạng của chiếc máy định mua như thế nào.
Cho dù máy mới đến 99% thì cũng là dòng đã qua sử dụng. Tình trạng máy thường tỉ lệ thuận với giá
2.2 Người bán
Ưu tiên những người bán gần để có thể đến xem và test trực tiếp. Trong trường hợp những người bán ở xa chỉ liên hệ khi nhờ được những người bạn, người thân đến xem và mua hộ mình. Có 2 dạng người bán: Người dùng bình thường bán lại và dân đi buôn bán lại đối tượng cá nhân hoặc cửa hàng.
Kinh nghiệm của mình nên mua từ người đã dùng qua rồi bán lại sẽ có độ an toàn hơn, mặc dù đó là quá trình mua đứt bán đoạn không bao hành về sau. Còn nếu từ dân buôn thì chiếc máy ảnh của bạn có thể đã qua xử lý, vệ sinh mà chỉ có dân trong nghề mới biết được. Khá là phổ biến ở các cửa hàng và dân buôn hiện nay. Có thời gian bảo hành không quá lâu, thông thường sẽ từ 3 tháng đến 1 năm.
3. Hình thức máy
Hình thức bên ngoài là thứ đập vào mắt ta khi mua máy, chắc sẽ không ai muốn cầm trên tay một chiếc máy ảnh quá củ kĩ. Bạn nên kiểm tra lại tổng thể máy, nếu có lỗi gì phản ánh luôn với bên rao bán. Xem thái độ họ như nào để đánh giá mức độ chân thật của họ như nào.
Các điểm cần chú ý:
- Máy có bị trầy xước nặng, cấn móp chổ nào không
- Lớp sơn có còn sần, còn mới không hay là bóng loáng ở những vị trí hay cầm hoặc có dấu hiệu bị sơn lại
- Lớp da đệm còn mới không hay đã bị bong nhão hoặc có dấu hiệu bị dán lại
- Xem tình trạng các con ốc có còn nguyên xi không hay đã bị trầy xước do tháo mở
- Kiểm tra các cổng kết nối xem có dấu hiệu sử dụng nhiều không, các nắp che có còn ngon lành không hay đã đứt gãy
4. Số Shots (Shutter Counnt)
Thông tin này cho biết máy đã chụp được tổng bao nhiêu tấm rồi. Điều này khá là quang trọng vơi các dòng máy DSLR, bởi vì nó quy định tuổi thọ của một máy có thể chụp từ 100.000 – 400.000 tấm. Riêng với DSLR như Nikon hoắc Canon hiện nay dân buôn có thể chạy lại số Shots về 0, chua kể với các máy chỉ để quay thì số Shots không tăng đáng kể.
Ở góc độ người mua như mình với một chiếc máy có số Shots 20.000 – 30.000 là chấp nhận được. Tùy vào các dòng máy sẽ có cách check Shots khác nhau, thông thường ở các tin rao họ sẽ cung cấp luôn thông tin này.
5. Cảm biến
Cảm biến là phần quan trọng nhất của một chiếc máy ảnh. Kiểm tra bằng mắt thường bằng cách mở nắp che ngàm gắn ống kính ra. Đối với hầu hết các máy Mirrorless các bạn sẽ thấy ngay được cảm biến bên trong, còn DSLR vào menu bật gương lật lên thì mới thấy được.
Chú ý, bụi và dơ thì có thể vệ sinh được dễ dàng, còn đối với các tình trạng khác thì nên chia tay sớm khỏi cần phải suy nghĩ.
6. Ngàm ống kính
Mở nắp che ngàm ống kính, quan sát xung quanh xem có bị trầy xước hoặc bị mất ốc không. rách hoặc hở chổ nào không. xem các chân tiếp điểm điện tử có bị rụng hay bị xô lệch, nghiêng, gãy chân nào không. Nếu có những vấn đề nghiêm trọng như vậy thì cũng nên suy nghĩ lại trước khi quyết định
7. Màn hình
Mở nguồn lên xem màn có bị trầy, co cấn, bầm dập không, có dấu hiệu bong tróc lớp chống lóa ( nếu có ). Nếu là màn xoay lật mở lên xoay xem có lỗi gì không, khả năng hiển thị khi quay có bị ảnh hưởng gì không.
Ở màn cảm ứng test xem chức năng cảm ứng có còn hoạt động bằng cách bật chức năng lấy nét hoặc chọn điểm lấy nét, Zoom xa gần hoắc trượt đẻ xem ảnh qua lại
8. Chống rung quang học
Để kiểm tra chống rung trên máy còn hoạt động không. Đơn giản nhất và hiểu quả bạn gắn ống kinh có tiêu cự 35 – 100mm vào máy rồi chụp ở tốc độ thật chậm khoảng 1/10s – 1/50s giữa 2 chế độ bật và tắt rung. So sánh kết quả hình ảnh xem có gi khác biệt không. Nếu chống rung hoạt động thì sẽ giúp bạn có thể chụp ở tốc độ chậm mà không bị nhòe.
9. WIFI, NFC, BLUETOOTH
Các máy về sau đều hỗ trợ đầy đủ kết nối có thể điều khiển máy anh hoặc lấy ảnh thông qua các phần mềm riêng của mỗi hãng.
Các bạn có thể kiểm tra thông qua việc tải ứng dụng về và test trực tiếp xem các chức năng này còn hoạt động và có ổn định hay không
Kết luận
Trên đây là một số những chia sẽ từ kinh nghiệm mua máy ảnh của bản thân mình trong việc tìm và chọn ra một mua một chiếc máy ảnh cũ. Mình đã cố diển tả một cách chi tiết nhất để các bạn hiểu. Tuy nhiên có lẽ cũng còn nhiều thiếu sót. Mình mong sau bài kinh nghiệm mua máy ảnh cũ này các bạn có thể tìm và chọn mua cho mình một sản phẩm hòa toàn ưng ý nhé.