” KIỂM TRA LENS – KINH NGHIỆM MUA MÁY ẢNH CŨ”

Một trong những bộ phận rất quan trọng của chiếc máy ảnh đó là Lens, vậy kiểm tra làm sao cho đúng cách. Sau đây mình xin chia sẽ cách ” KIỂM TRA LENS – KINH NGHIỆM MUA MÁY ẢNH CŨ” hiệu quả nhất.

A. Kiểm tra

1. Thấu kính trước và sau

  • Quan sát thật kỹ các chiều xem có dấu hiệu trầy xước, hỏng hóc lớp Coating hay không. Nếu có, mình khuyên các bạn không nên mua trừ khi nó quá rẻ.

2. Mốc, rễ tre

  • Với lens bị rễ tra bám vào và là ống kính Prime thì mua. Các vết này có thể lau chùi được.
  • Nếu rễ tre nặng, bạn nên cân nhắc thật kỹ hoặc nhờ chính người bán lau trước khi quyết định mua máy hay không.
  • Một tình trạng khác, các bác thợ thường gọi với cái tên là Mù. Tức là lớp keo dán thấu kinh phần bên trong bị đục. Dấu hiệu này cũng dễ dàng phát hiện nếu bạn thực hiện theo đúng các thao tác bên trên sẽ thấy khi nhìn qua ảnh hơi mờ, không trong như bình thường.
  • Mốc và rễ tre là hai kẻ thù lớn nhất của lens. Cách kiếm tra: Đầu tiên mở khẩu lớn nhất, sau đó mở lens xem ngược từ thấu kính trên. Nhìn về phia thấu kính đuôi, chính hướng lens về nguồn sáng. Dùng 1 ngón tay di từ từ để phát hiện có dấu tích của dễ tre không hay vết tích ăn hại phần thấu kính bên trong.

3. Bụi

  • Bụi không trực tiếp gây hại, nhưng hơi khó chịu.
  • Nhưng đối với các Lens có Weathershield mà có bám bụi là dấu hiệu của việc bạn không nên mua.

4. Dấu vết mở lens

  • Tùy vào từng trường hợp: Nếu quan sát các Lens Zoom bị mở thì phải hỏi lại rõ ai mở và người bán có kinh nghiệm cân chỉnh Lens hay không.
  • Với Lens Prime: Theo quan điểm cá nhân thì không quan trọng, việc tháo mở ra để vinh sinh theo định kỳ hàng ngay.

5. Zoom bị lớn

  • Tùy vào cảm nhận của từng cá nhân và tùy Lens, lỗi này thường thường sẽ gây khó chịu khi sử dụng nhưng không phải là dấu hiệu của Lens cho ảnh kém chất lượng hay không.

6. Lens có dấu hiệu bị rơi, rớt

  • Quan sát trực quan, nếu lens có dáu hiệu bóp, méo, trầy, vòng gắn Filter bị hư. Bạn nên xem xét cẩn thận hơi khi đưa ra quyết định.

7. Tập trung

  • Kiếm tra thật kỹ, ngay cả với Lens MF xem vòng Focus có mượt không. Nếu phát hiện có tiếng động lạ khi lấy nét, bạn nên cân nhắc.

B. Một số mẹo

  • Nên dẫn theo một người am hiểu về lĩnh vực này.
  • Nên mang theo một chiếc đèn pin để kiểm tra phần bên trong.
  • Nên xem mua Lens vào ban ngày có nắng đễ tiện cho việc kiểm tra Lens ngoài nắng. Mục đích phát hiện vết mốc, rể tre, mở ốc,…
  • Nếu ống Zoom, xoay nhẹ vòng Zoom, áp sát tai vào nghe tiếng quay của Motor.
  • Nếu thuộc LenS L, ta xoa nhẹ tay vào phần Code. Lưu ý: Code phải rõ nét, không mờ, nhòe khi xoay tay.

Kết luận

Khi mua hàng đã cũ, qua sử dụng sẽ xay ra nhiều trường hợp khác nhau. Bạn nên dành ra 1 đến 2 buổi cafe, trò chuyện, hỏi thăm thật kỹ người bán trước khi mua. Và luôn giữ thái độ thân thiện, cầu thị thì bạn sẽ có cơ hội tìm mua được cho mình những chiếc Lens tốt với mức giá phải chăng. Hay thi thoảng bị vài tai bạn không đáng có. Tất cả đều là những bài học quý giá trên con đường trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Mong rằng sau bài viết ” KIỂM TRA LENS – KINH NGHIỆM MUA MÁY ẢNH CŨ” này, các bạn sẽ hiểu hơn một chút về lĩnh vưc này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo