Những sản đã qua sử dụng những vẫn phải đáp ứng đủ hai yêu cầu về mặt hình thức và chất lượng bên trong. Chính vì lí do đó, mình xin chia sẽ một số “TỔNG HỢP CÁC KINH NGHIỆM MUA MÁY ẢNH, ỐNG KÍNH RỜI CŨ” bạn nên biết.
1. Tìm hiểu cửa hàng và người bán
Bạn có thể tiếp xúc với máy ảnh cũ thông qua các kênh bán hàng online hay đến trực tiếp tại cửa hàng. Bất kỳ khi mua máy ở đâu, bạn cũng nên copy SĐT rồi seach lên mang để kiêm tra thông tin người bán, thông tin cửa hàng đó đã dính phốt lừa đảo hay chưa. Lời khuyên, bạn nên mua những máy còn bảo hành của hãng hay cửa hàng hoặc mua gần nhà sẽ tốt hơn. Khi có bất kỳ vấn đề gì bạn có thể dễ dàng đổi trả tránh tình trạng lừa đảo qua mạng.
2. Mang Laptop theo để kiểm tra
Laptop là một công cụ hưu ích để bạn có thể kiểm tra máy ảnh một cách chinh xác nhất. Nếu bạn muốn kiếm tra Pixel trên 3 tấm ảnh, đầu tiên bạn cần chụp 3 bức ảnh theo cách sau:
- Tháo lens ra, đậy nắp body của máy. Cài đạt dải ISO xuống khoảng từ 200 đến 400. Bắt đầu chụp 10s, mục đích để làm nóng sensor.
- Đặt ISo ở mức đọ thấp nhất sau đó chụp tốc độ thấp 1/20s.
- Chụp trong điều kiện không có ánh sáng bằng cách lấy túi nilon đen bitk kín ngăn không cho ánh sáng lọt vào sensor. Sau đó chụp một tấm với tốc độ 1/20s.
Khi đã hoàn thành 3 bức ảnh, bạn copy hết vào trong máy tính và mở lên. Không nên xem bằng màn hình máy ảnh vì kích thước màn hình nhỏ. Đầu tiên bạn xem trên ảnh chụp với tốc độ 10s xem có xuất hiện các đốm trắng hay vết xước nào không. Nếu có xuất hiện thì đó là biểu hiện cảm biến của bạn đã bị bụi và xước. Sau đó chuyển sang xem 2 bức ảnh còn lại. Quan sát ảnh thứ 2 xem có đốm đỏ hay xanh không, nếu có thì đó là hiện tượng dead hay pixel. Cuối cùng đến với tấm hình thứ 3, nếu có xuất hiện các đốm đỏ và xanh trùng nhau thì giống với ảnh thứ 2.
Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện từ 3 đến 4 điểm bạn cũng không cần phải lo lắng. Nhưng nếu, bạn thấy ảnh xuất hiện nhiều. Bạn không nên mua máy ảnh đó, chuyển qua sản phẩm khác.
Kiểm tra thông số Shot
Để kiểm tra thông số Shot của máy ảnh, hãng đã cho ra mắt các ứng dụng tích hợp theo từng loại máy. Bạn có thể tìm các phầm mềm đó rất dễ dàng trên mạng. Hoặc bạn có thể tai ảnh vừa chụp lên trang camerashuttercount.com.
Tuy nhiên có một số máy đã bị thợ sữa ảnh reset shot về mức bán đầu. Nếu bạn gặp máy ảnh có Shot thấp trong khi ngoại hình đã cũ thì rất có thể máy đã bị reset Shot. Còn tùy thuộc vào mức độ người sử dụng máy chỉ khoảng hơn chục ngàn Shot mà đã bị bong tróc thì bạn không nên mua máy này.
Kiểm tra cảm biến
Để có thể kiếm tra xem cảm biến của bạn có bị bám bụi, bẩn không. Việc đầu tiên, bạn chụp bầu trời và khép khẩu độ xuống F/16. Nếu có bất kỳ vết bụi bẩn nào bám trên cảm biến bạn sẽ dễ dàng thấy chúng xuất hiện trên ảnh. Ngoài ra, nếu bạn muốn làm sạch chúng. Bạn có thể bật chức năng tự động lau cảm biến đã tích hợp trên máy hoặc mang máy đến cửa hàng vệ sinh gần nhất. Tuy nhiên, hãy hỏi người bán nếu sau khi vệ sinh vẫn tồn tại hiện tượng đó thì cảm biến chắc chắn có vấn đề.
Kiểm tra phần cơ học
Ngoại hình máy: Quan sát tổng thê bên ngoài máy xem có bât kỳ vết trầy xước nào không. Với các dòng máy ảnh cơ bản, các vết xước xuất hiện là điều binh thường bạn không cần quá lo lắng về chúng. Tuy nhiên với các dòng máy cao cấp, giá thành đắt các vết xước lớn cho thấy máy ảnh đa sử dụng nhiều hay đã từng bị va đập, rơi rớt. Điều này vừa ảnh hưởng đến hình thức mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong máy. Theo kinh nghiệm mua máy ảnh của cá nhân mình, trong trường hợp này bạn nên chọn sản phẩm khác. Thêm một lưu ý nhỏ, bạn hãy chú ý tới khe cắm thẻ nhớ của mình. Nếu các điểm gắn thẻ nhớ bị gãy hoặc chập vào nhau. Sẽ gây ra ngắn mạch làm cháy phần thẻ nhớ của máy. Chi phí bạn bỏ ra để sữa thẻ không hề rẻ vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các mạch liên quan.
Cao su: Nếu bạn thường xuyên sử dụng máy trong điều kiện ẩm, cao su phần phía sau máy sẽ sớm bong ra. Điều này phản ảnh việc máy đã sử dụng trong thời gian dài, nếu bạn xác định mua máy thì việc thay thế miếng cao sử rất dễ dàng. Còn không bạn nên chọn sản phẩm khác có hình thức tốt hơn.
Kiểm tra Viewfinder và màn hình: Kiểm tra xem có vết xước nào xuất hiện không, nó không trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nhưng lại gian tiếp ảnh hưởng đến độ tập chung của bạn khi chụp. Màn hình LCD thường hay có các hiện tượng như sọc, nhòe, điểm chết,.. bạn nên quan sát thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình.
Kết luận
Trên đây là một số đánh giá trực quan của riêng cá nhân mình, nếu cần sự chắn chắn tuyệt đối. Thay vì bạn đi một mình đến test máy trực tiếp, bạn hãy dẫn theo một người sành sỏi trong lĩnh vực này để giúp bạn chọn được một sản phẩm ưng ý.