Chắc hẳn, trước khi mua máy ảnh sẽ có nhiều thông tin bạn còn băn khoăn và không biết tìm hiểu ở đâu. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn bỏ túi với 9 kinh nghiệm mua máy ảnh số hữu ích.
Xác định chi phí bạn đầu tư cho máy ảnh là bao nhiêu?
Có rất nhiều người dùng không thực sự biết họ cần máy gì, có những tính năng gì. Vì thế, họ bỏ ra một số tiền lớn để mua một chiếc máy cao cấp, nhiều chức năng phức tạp. Nhưng, họ lại không dùng hết tính năng của máy ảnh và không thực sự biết dùng. Vậy, hãy thử trả lời một vài câu hỏi dưới đây, để biết bạn thực sự phù hợp và cần mua máy gì cho mình:
Bạn cần máy ảnh cho mục đích gì?
Bạn muốn chụp loại ảnh nào: chân dung, phong cảnh, thể thao, macro,…
Bạn chụp trong điều kiện nào là chủ yếu: trong nhà, ngoài trời, độ sáng cao, nơi thiếu ánh sáng,…
Bạn muốn chụp ở chế độ tự động hay trở thành một tay chuyên
Bạn đã có kinh nghiệm chụp ảnh chưa?
Bạn muốn máy ảnh của mình có những tính năng gì? Có thể zoom được xa, độ ổn định hình ảnh, màn hình LCD, điều kiện ánh sáng,…
Bạn có quan tâm đến kích thước và trọng lượng máy không?
Số tiền mà bạn hiện có và định chi trả cho máy ảnh là bao nhiêu?
Hãy nhớ mục đích thực sự của bạn là gì khi muốn mua một chiếc máy ảnh để không lãng phí số tiền đầu tư của bạn. Nếu bạn chỉ muốn lưu lại những khoảnh khắc yêu thương từ gia đình, cuộc sống và hoạt động thường ngày. Chủ yếu trên thị trường hiện nay, mọi dòng máy đều đáp ứng nhu cầu của bạn. Có dòng máy chỉ chưa đến 2 triệu đồng là bạn có thể sở hữu ngày một chiếc máy ảnh. Những dòng máy này, chụp khá đơn giản, không quá phức tạp để học.
Nếu bạn muốn mua một chiếc máy ảnh mà thích hợp với yêu cầu chụp được những nơi không đủ điều kiện sáng, zoom xa được … bạn cần hướng đến những máy ảnh chuyên nghiệp. Trên thị trường, để sở hữu chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, có nhiều mức giá khác nhau. Giá trung bình dao động từ 2.5 triệu cho đến 10 triệu đồng. Đối với những loại máy này, có chế độ chụp tự động nếu như bạn chưa thực sự sành về máy ảnh. Cùng với nhiều chức năng khác mà bạn có thể tự học hỏi và mày mò qua quá trình chụp ảnh.
Mọi người thường cho rằng, chơi máy ảnh là một loại trò chơi khá xa xỉ và tốn chi phí. Bởi vì, ngoài việc tính toán chi phí cho việc mua máy ảnh, mà bạn còn phải tốn kém với nhiều khoản nhỏ cho phụ kiện và thiết bị khác. Các thiết bị cần thiết như: đèn flash, kính lọc, tủ chống ẩm, balo chống sóc, thẻ nhớ, chân máy,…
Số chấm
Megapixel không còn là mối quan tâm của các nhà sản xuất nữa. Bởi, rất khó để cho bạn tìm kiếm một chiếc máy dưới 10 megapixel, cho dù là chiếc máy với giá 2 triệu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến độ phân giải của máy cùng những chế độ lưu ảnh khác nhau. Máy có phép bạn chụp ảnh RAW không? Kích thước của cảm biến? Chất lượng ống kinh? … Nhiều dòng máy có dạng compact có số pixel lớn nhưng kích thước của bộ cảm biến lại nhỏ nên kích thước của mỗi pixel quá nhỏ. Pixel quá nhỏ gây ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh, làm vỡ ảnh hoặc ảnh không nhận đủ ảnh sáng.
Những phụ kiện của máy ảnh
Bạn hãy quan sát và để ý xem phụ kiện kèm theo máy có những gì, để tính thêm phụ phí:
Bao đựng máy, túi chống sóc
Thẻ nhớ: tối thiểu là thẻ 2GB. Giá của thẻ nhớ phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ và hãng sản xuất. Thẻ nhớ có giá dao động từ 120.000 – 650.000 đồng (2GB – 16GB). Nếu bạn dùng để chụp ảnh kỉ niệm thông thường, thẻ nhớ 2GB là khá đủ cho bạn.
Pin và sạc pin
Ống kính: Với mỗi một loại máy sẽ tương thích với từng loại ống kính khác nhau. Bạn nên tham khảo kĩ với người bán máy.
Kính lọc Filters: một số filters phổ biến như UV (cản tia cực tím, dùng trong điều kiện có sương mù. Loại MC: kính được tráng lớp chống lóe, chống chói. Loại MCUV: là loại kết hợp của UV và MC. Sky light: kính lọc sắc xanh của bầu trời. ND: giúp giảm cường độ ánh sáng. Polarizing: lọc giảm ánh sáng phản chiếu. GND: giúp giảm tốc độ chụp.
Giá đỡ: giá đỡ máy ảnh là cần thiết với người chụp ảnh tránh bị rung máy hoặc bạn muốn hẹn giờ.
Đèn flash: đây là phụ kiện phù hợp hơn với thợ ảnh chuyên nghiệp.
Tấm hắt sáng: dùng để chụp chân dung, giúp ánh sáng tản đều đến chủ thể.
Bạn có sẵn thiết bị tương thích chưa?
Nếu bạn vẫn còn giữ những phụ kiện từ máy cũ thì bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền đấy. Nhưng, những phụ kiện này cần phải tương thích với máy mới mà bạn định mua.
DSLR hay Point & Shoot là loại bạn muốn mua?
Loại máy DSLR là dòng máy có ống kính rời, có thể tháo lắp và thay thế ống kính khác nhau. Nhưng chúng có kích thước lớn, nặng và mất nhiều công sức để giữ gìn và chăm sóc hay vận hàng để sử dụng.
Point & Shoot thì dễ sử dụng hơn loại DSLR.
Zoom quang
Zoom quang và zoom số là gì, có khác nhau không? Zoom số thường để phóng đại các điểm ảnh trong bức ảnh, khiến chủ thể trong bức ảnh trông lớn hơn. Nhưng lại có thể gây nhiễu ảnh hơn.
Zoom quang giúp phóng đại chủ thể lên tới 2 lần so với kích thước thật. Trên thị trường, zoom quang nằm trong 4x-6x, 6x-10x, siêu zoom quang là 36x.
Đọc các bài đánh già về máy ảnh
Nên đọc kĩ những bài đánh giá về cách sử dụng cũng như chất lượng của máy ảnh mà bạn định mua. Không nên quá phụ thuộc vào người bán hàng, đôi khi bạn lại phân tâm khi được chào mời ngon ngọt của chủ quán.
Hiện nay, có khá nhiều website hay fanpage giúp bạn tìm hiểu về máy ảnh. Máy ảnh Nhật Linh là cửa hàng bán máy ảnh uy tín và chất lượng, bạn hoàn toàn có thể gửi thắc mắc cho chúng tôi.
Bản thân tự cảm nhận máy
Nếu bạn đã ưng ý một chiếc máy nào đó, hãy xem xét thật kĩ và đưa ra quyết định đúng đắn. Bạn có thể yêu cầu cửa hàng cho test thử và yêu cầu hướng dẫn một số chức năng của máy.
Khảo sát giá nhiều nơi
Hãy nghiên cứu một số nơi bán máy ảnh uy tín với giá phù hợp với số tiền bạn định bỏ ra. Đừng quên dự trù kinh phí cho những phụ kiện kèm theo. Nếu bạn mua vào đợt khuyến mãi thì những phụ kiện kèm theo sẽ không tốn quá nhiều chi phí.
Trên đây là 9 kinh nghiệm mua máy ảnh số, hy vọng chúng có ích cho bạn trước quyết định sắm một chiếc về nhà.
Mọi thắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Máy ảnh Nhật Linh để được tư vấn tận tình nhất.